Vì sao phụ nữ hay bị giãn tĩnh mạch chi?

25/06/2022 21:32

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da.

Máu lưu thông được là do sự co cơ và hệ thống van tĩnh mạch. Nếu các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Áp lực tác động đến thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi.

1. Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi mờ nhạt, khó phát hiện sớm và dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi:

Ban đêm hay bị chuột rút.
Có cảm giác tê, cứng, đau mỏi, nhức, nặng nề 2 chân, có thể mỏi sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
Các tĩnh mạch dần giãn ra, phình to, sưng và phù, chạy dọc theo chân, mắt cá, đầu gối, nổi rõ lên trên bề mặt da, ngoằn ngoèo. Vết tĩnh mạch có thể nhỏ to khác nhau, màu xanh hoặc hơi đỏ.
Da bị khô, nóng, thay đổi màu sắc, lở loét.

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da.

2. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi hay gặp ở phụ nữ và các biến chứng của nó

Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, giới tính. Nhưng phụ nữ dễ gặp hơn vì:

Do thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát gây tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên chân.

Nguy cơ giãn tính mạch chi ở phụ nữ mang thai khá lớn. Khi có bầu, cổ tử cung mở rộng, các hormone tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim khiến giãn tĩnh mạch chi.

Khi mắc bệnh nếu được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:

Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng to.

Gây rối loạn các dưỡng chất cung cấp đến da làm da đổi màu, thâm đen, mỏng, dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, các tế bào lở loét, khó điều trị.

Cục thuyên tắc có thể đi về phổi làm thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong cho người bệnh.

Bệnh giãn tĩnh mạch chi biết phòng tránh đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh giãn tĩnh mạch chi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị, phòng tránh đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng.

Không nên thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát.

Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.

Tùy từng mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, làm bền thành mạch.

Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ quả, các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,...

Masage là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân.

Tập các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh như đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân.

Chọn mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.

Ngoài ra bạn có thể dùng các biện pháp dân gian như : bôi dầu oliu trộn cùng vitamin E; bôi dầu hoa cúc cùng với dầu dừa để giảm đau tĩnh mạch; đắp lá nha đam, củ cà rốt và ít giấm táo trộn thành hỗn hợp… bôi lên vùng bị giãn tĩnh mạch rồi rửa sạch.

Kết hợp điều trị cắt đốt bằng laser hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Sức khỏe và Đời sống

(0) Bình luận
Vì sao phụ nữ hay bị giãn tĩnh mạch chi?