Bí ẩn giếng cổ sâu gần 30 m không dùng để chứa nước

18/09/2021 15:36

Giếng Khai Tâm tại lâu đài Quinta da Regaleira, gần thị trấn Sintra, Bồ Đào Nha luôn là một địa điểm thu hút khách du lịch cũng như giới khảo cổ.

Bí ẩn giếng cổ sâu gần 30 m không dùng để chứa nước - 1

Giếng Khai Tâm nằm tại lâu đài Quinta da Regaleira cổ kính

Giếng Khai Tâm sâu gần 30m, thuộc địa phận lâu đài Quinta da Regaleira cổ kính lại chưa từng được sử dụng như một giếng nước đúng nghĩa.

Truy tìm nguồn gốc lịch sử thì ngay từ ban đầu, giếng Khai Tâm đã được xây dựng cho những mục đích lễ nghi bí ẩn, thay vì làm một nguồn cấp nước bình thường.

Doanh nhân giàu có người Bồ Đào Nha Antonio Augusto Carvalho Monteiro, chủ nhân của lâu đài Quinta da Regaleira vốn được biết đến là một thành viên của hội Tam điểm.

Và với sự giúp đỡ của kiến trúc sư tài năng người Italia, Luigi Manini, Antonio Monteiro đã cho xây dựng một công trình ngầm đặc biệt dưới lòng đất.

Bí ẩn giếng cổ sâu gần 30 m không dùng để chứa nước - 2

Giếng Khai Tâm mở ra một mê cung dưới lòng đất.

Về mặt kiến trúc, giếng Khai Tâm thực tế là lối vào của một mê cung khổng lồ. Đồng thời, những lối vào khác của mê cung này cũng được kết nối thông qua hàng loạt các lối đi dưới lòng đất của giếng Khai Tâm.

Giếng Khai Tâm bắt đầu với một cầu thang có xoắn ốc được hỗ trợ với các cột lớn chạm khắc tinh vi, dẫn sâu xuống đáy giếng thông qua chín tầng đất sâu. Nhiều người tin rằng khoảng cách giữa các tầng cũng như số bước đi giữa các tầng đều có liên quan đến Tarot và các nguyên tắc Masonic.

Bí ẩn giếng cổ sâu gần 30 m không dùng để chứa nước - 3

Từng bước đi dưới lòng đất đều đã được tính toán cẩn thận…

Bí ẩn giếng cổ sâu gần 30 m không dùng để chứa nước - 4

… để cuối cùng chạm tới đáy của Giếng Khai Tâm

Đặc biệt, đã có rất nhiều giải mã về kiến trúc giếng Khai Tâm, trong đó nhấn mạnh vào con số 9 mang đậm triết lý của thiên tài Dante Alighieri, người nổi tiếng với kiệt tác Thần Khúc (La Divina Commedia) và Cuộc Đời Mới (La Vita Nuova).

Trong đó, các miêu tả của Dante về số 9 đều liên quan đến khái niệm về thiên đàng, địa ngục, về sự sống, cái chết và sự tái sinh.

Vì lẽ ấy, giếng Khai Tâm thực chất tượng trưng cho câu chuyện ngụ ngôn về cái chết và sự tái sinh. Và hành trình đi sâu vào giếng Khai Tâm cũng giống như cuộc hành trình đi sâu vào Mẹ Trái Đất hoặc ngược lại, vươn mình tìm tới ánh sáng.

Theo Dân trí

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bí ẩn giếng cổ sâu gần 30 m không dùng để chứa nước